Cây "ổi lê" bén duyên trên đất Thọ Sơn - xã Nghi Vạn

Thứ tư - 27/03/2024 03:44
CHUYÊN TRANG DU LỊCH - QUẢNG BÁ, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ XÃ NGHI VẠN

Cùng với việc phù hợp thổ nhưỡng kèm theo có những cách trồng, chăm sóc có nhiểu kinh nghiệm và tiếp cận thị trường tốt mà từ cây trồng tự phát nay cây ổi đã trở thành cây trồng chủ lực trong nhiều vườn nhà nông dân tại xóm Thọ Sơn, xã Nghi Vạn.

  
Từ cây trồng tự phát dần thay thế cây trồng truyền thống
   Xóm Thọ Sơn là xóm nằm ở phía đông xã Nghi Vạn có điều kiện thổ nhưỡng tốt, cao ráo không bị ngập lụt. Đây cũng là địa phương bản chất con người siêng năng cần cù nên bao đời nay trong vườn các hộ dân nơi đây luôn xanh tốt cây trồng. Xóm Thọ Sơn cũng có nhiều gia đình diện tích đất vườn lớn phù hợp canh tác cây trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân nơi đây chủ yếu vẫn chuyên canh trồng các cây ngắn ngày như lạc, vừng, đậu, ngô trong vườn nhà. Chỉ có số ít các loại cây ăn quả được trồng nhưng cũng manh mún mỗi loại một vài cây để sử dụng chứ không có để đưa ra thị trường.
   Tuy nhiên, từ năm 2015, nhờ được tiếp cận qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như đi nhiều nơi học hỏi được nhiều mô hình nên nhiều hộ dân tại xóm Thọ Sơn đã dần thay đổi canh tác cây ngắn ngày sang canh tác cây ăn quả tập trung có quy mô. Trong đó, nổi lên là sản phẩm cây ổi đã cho nhiều gia đình có thu nhập khá, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ảnh: Cây ổi dần trở thành cây chủ lực trong vườn các hộ dân tại xóm Thọ Sơn
 
  Hộ gia đình ông Trần Văn Diệu là một trong những người đầu tiên đưa cây ổi vào chuyên canh vào vườn nhà. Năm 2015, khi đi gặp một số mô hình trồng cây ổi tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ về cho năng suất và thu nhập khá anh đã lấy cây giống về trồng thử nghiệm hơn 20 gốc. Chỉ sau 6 tháng trồng cây bắt đầu cho thu hoạch và sau hơn hai năm trồng thử nghiệm anh thấy cây cho năng suất cao, việc chăm sóc cũng khá đơn giản, cây ít sâu bệnh, hợp thổ nhưỡng và quan trọng là đầu ra sản phẩm dễ hơn các loại cây khác. Từ đó anh đã phá bỏ nhiều diện tích cây trồng hàng năm và cây ăn quả kém hiệu quả trồng thêm hơn 30 gốc ổi khác. Nay vườn ổi của anh có diện tích hơn hai sào và cho thu hoạch hai vụ trên năm với năng suất 30 đến 45kg/gốc/năm. Với giá bán bình quân 18.000 đồng/kg đến 22.000 đồng/kg vườn ổi nhà anh cho thu nhập mỗi năm 50 đến 60 triệu đồng.

   Gia đình anh Nguyễn Xuân Hải từ năm 2019, cũng trồng thử nghiệm gần 30 gốc ổi tại vườn nhà. Sau khi nắm bắt được cách chăm sóc, thị trường tiêu thụ đầu năm 2023, tận dụng diện tích đất vườn rộng của bà ngoại cạnh nhà anh đã mở rộng diện tích trồng thêm gần 50 gốc ổi khách và dự kiến sau hơn 1 năm sẽ cho thu hoạch đều: “Cây ổi là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thường mỗi năm sẽ phải thúc phân vào thời điểm sau khi thu hoạch và khi cây bắt đầu cho hoa. Cây ổi thường mắc một số bệnh như  rỉ sắt, rệp bông, nhện đỏ nhưng chỉ cần phun ngừa khi cây bắt đâù đâm chồi mới sau khi tỉa cành sẽ ngăn được sâu, bệnh. Việc cắt tỉa cành, bọc quả mất khá nhiều thời gian nhưng công việc không nặng vì thế người già, trẻ em đều có thể làm được nên có thể tận dụng được sức lao động của cả gia đình”, anh Hải chia sẻ.
 
 Dùng cây nuôi con, dùng con nuôi cây  
   Không chỉ cho thu hoạch từ cây ổi mà nhiều gia đình tại Thọ Sơn đã áp dụng mô hình trồng ổi kèm chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng thả vườn. Như gia đình chị Cao Thị Lợi có diện tích trồng ổi hơn 3 sào ngoài thu hoạch trồng ổi từ gần 150 gốc ổi hàng năm với thu nhập lên đến gần 100 triệu đồng, hàng năm từ việc chăn nuôi gà, vit, ngỗng dưới vườn ổi cũng cho gia đình chị thu nhập thêm hàng chục triệu đồng. Việc chăn nuôi dưới vườn ổi không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tạo mô hình trồng và chăn nuôi cộng sinh tiến tới mô hình trồng trọt hữu cơ. Việc chăn nuôi gà, vịt… dưới tán cây ổi giúp loại trừ được cỏ dại, diệt các loại sâu bọ sống dưới gốc cây, trên cành lá cũng như cung cấp lượng phân chuồng hữu cơ cho cây. Bên cạnh đó, các sản phẩm quả bị hỏng, bị lỗi nhỏ vẹo sau khi ép lấy nước uống thì bã sẽ được trộn với cám, lúa cho gà, vịt… ăn tạo thêm chất xơ trong thức ăn.  
Ảnh: Việc trồng ổi kèm chăn nuôi gà, vịt… dưới tán ổi theo hướng cộng sinh tại Thọ Sơn
   
   Cũng có mô hình trồng ổi kèm chăn nuôi cộng sinh dưới vườn ổi gia đình chị Trần Thị Hà hàng năm thu nhập từ ổi và chăn nuôi cũng đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Không những vậy mô hình này cũng giúp gia đình chị chủ động nguồn thực phẩm như thịt, trứng phục vụ cho gia đình hàng ngày cũng như cung cấp cho con cái ở xa. 
Kèm theo đó sự thuận lợi khi thị trường ổi của xóm Thọ Sơn nằm giáp ranh các vùng phụ cận TP.Vinh, trung tâm thành phố nên luôn bán được giá cao, ổn định xuyên suốt cả năm. Nhiều gia đình đã sử dụng các kênh bán hàng trên mạng xã hội nên thương hiệu ổi Thọ Sơn đã vươn xa ra nhiều vùng. Nhiều gia đình đã cung cấp ổi cũng như thịt gà, vịt… trứng đến các thị trường ở xa như Hà Nội, Đà Nẵng như gia đình anh Diệu, gia đình chị Lợi, gia đình anh Hải, anh Trâm … 
Ảnh: Hiện thương hiệu ổi Thọ Sơn đã có tiếng trên thị trường TP.Vinh và ngày càng đưa ra các thị trường xa như Hà Nội, Đà Nẵng…
 
     Phát huy lợi thế vườn rộng, nhiều gia đình đã đầu tư bài bản, quy hoạch khép kín, có mương và đường bê tông đi lại trong vườn đã thu hút được nhiều trường học trên địa bàn cũng như tại TP.Vinh thuê làm khu trải nghiệm của học sinh. Như gia đình chị Cao Thị Lợi hàng năm vườn chị thường xuyên đón hơn chục trường học trên địa bàn thành phố Vinh thuê làm khu trải nghiệm cho học sinh mang thêm nguồn thu nhập cho gia đình. 
Chị Lợi chia sẻ: “Hồi đầu thì gia đình cũng chỉ đầu tư xây mương trên đậy nắp bê tông, quy hoạch lại cụ thể vườn cây để tiện chăm sóc, thu hoạch. Nhưng sau khi biết đến mô hình vườn đẹp, có sản phẩm chất lượng nên nhiều trường học đã thuê vườn chúng tôi làm khu trải nghiệm cho học sinh tiếp cận cách trồng trọt chăn nuôi nên cũng có thêm ít nhiều thu nhập. Bên cạnh đó cũng từ các đợt trải nghiệm của các trường học đó mà qua lời giới thiệu nhiều trường đã đặt ổi, trứng, thịt gà của vườn chúng tôi để sử dụng tại trường cũng như các trường học. Hiện qua kênh mạng xã hội nhiều người tại Đà Nẵng, Hà Nội thường xuyên đặt mua sản phẩm ổi, trứng của vườn gia đình tôi”.
Ảnh: Các trường học tại TP.Vinh thuê các vườn ổi tại Thọ Sơn làm nơi trải nghiệm cho học sinh giúp các gia đình có thêm nguồn thu nhập từ vườn ổi
 
    Từ những hiệu quả đó cây ổi dần khẳng định chỗ đứng cho mình tại các vườn nhà dân tại xóm Thọ Sơn. Hiện nhiều gia đình cũng đã phá bỏ các loại cây khác đưa cây ổi vào làm cây chủ lực tại vườn nhà. Diện tích trồng mở rộng, thương hiệu ngày càng nâng cao càng thêm khẳng định sản phẩm chất lượng mang thương hiệu ổi Thọ Sơn. Các gia đình cũng đang định hướng đưa vườn ổi gia đình mình xây dựng thương hiệu nông sản OCOP.
                                                                                              BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY XÃ NGHI VẠN

Tác giả bài viết: Thái Viết Điệp – PBTTT Đảng ủy

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
map nghi vạn

Thông báo - Lịch làm việc

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay2,325
  • Tháng hiện tại5,295
  • Tổng lượt truy cập530,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây